The Soda Pop

Tập hợp thắng cảnh Bình Định
Tổng hợp từ mạng:




Điện Tây Sơn

Điện Tây Sơn là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nay nằm trong khu vực nhà Bảo tàng Quang Trung thuộc khối I, thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn. Điện thờ này xấy dựng mới lần đầu được khánh thành năm 1960; năm 1998 được nâng cấp tôn tạo quy mô hơn nhưng không khác mấy so với năm 1960. Điện thời Tây Sơn mang trong mình có cả một câu chuyện lịch sử dài. Sau một thời gian cư trú bên quê vợ là làng Phú Lạc, Hồ Phi phúc và Nguyễn Thị Đông chuyển sang định cư ở làng Kiên Mỹ.
Phú Lạc và Kiên Mỹ đều thuộc ấp Kiên Thành huyện Tuy Viễn phủ Quy Nhơn, về sau đều thuộc xã Bình Thành huyện Tây Sơn. Mãi đến năm 1979 Kiên Mỹ mới tách ra khỏi xã Bình Thành nhập vào thị trấn Phú Phong và gọi là khối I. Kiên Mỹ là quê hương thứ ba của dòng họ Tây Sơn ở Đàng trong, là nơi sinh trưởng của ba anh em nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Thôn Kiên Mỹ được thành lập từ bao giờ thì chưa có tư liệu khẳng định. Có người nói rằng Kiên Mỹ được bắt đầu hình thành với công cuộc khẩn khoan của Hồ Phi Phúc thế kỷ XVIII. Tuy nhiên qua nhiều tài liệu khác lại cho thấy ngay tại thời điểm này Kiên Mỹ đã là một vùng đất trù phú. Ở vào vị trí trung chuyển giữa hai vùng miền núi và đồng bằng, lại có sông Kôn - con sông huyết mạch của Bình Định chảy qua, nên Kiên Mỹ có điều kiện phát triển kinh tế, không chỉ nông nghiệp mà cả kinh tế công thương. Cứ nhìn vào tên gọi 7 xóm cổ của Kiên Mỹ cũng đã phần nào hình dung được điều này: xóm Rèn, xóm Bún, xóm Chợ, xóm Ươm, xóm Mía, xóm Trầu. Chợ Kiên Mỹ nổi tiếng trong vùng, một trung tâm buôn bán của vùng Tây Sơn hạ đạo. Khi rời sang Kiên Mỹ ông bà Hồ Phi Phúc đã tích cực khai hoang nên chẳng bao lâu đã có được ruộng đất 3 mẫu 2 sào. Ngoài việc nông trang ông bà còn thêm nghề buôn bán: Hồ công buôn bán ngược xuôi Nông trang vất vả lắm mùi truân chuyên Nhờ sự tầng tảo của cha mẹ, anh em Tây Sơn lớn lên có điều kiện học hành tử tế. Hồ Phi Phúc chọ thầy giáo Hiến ở An Thái là nơi gửi gắm các con mình: Tiếng thầy vang khắp thị thành Môn sinh lui tới học hành rất đông Hồ công nghe rõ thủy chung Mừng nay con trẻ hạnh phùng minh sư Chọn này mùng chín tháng tư Xin con thụ nghiệp thi thư thành hiền Một ngôi nhà khang trang được xây cất, có cây me, có giếng nước. Tuổi thơ của anh em Tây Sơn đã đi qua tai đây. Sự nghiệp của anh em Tây Sơn cũng bắt đầu từ đây. Sau khi giành được thắng lợi nhà Nguyễn đã thi hành chính sách trả thù tàn bạo. Kiên Mỹ, mảnh đất quê hương của những người anh hùng Tây Sơn không tránh khỏi sự hủy hoại. Nhà cửa bị tàn phá, ruộng đất bị tịch thu. Tuy nhiên với tấm lòng tự hào và tôn kính những người anh hùng của quê hương, nhân dân Kiên Mỹ bằng nhiều cách khác nhau, vẫn giữ gìn và lưu truyền hình ảnh đẹp đẽ về những người con yêu dấu của mình. Phong trào Tây Sơn khi mới giành được thắng lợi ban đầu đã đem lại nhiều quyền lợi thiết thực cho người nghèo. Vì thế, nhân dân Tuy Viễn, để thể hiện lòng biết ơn, đã đóng góp tiền của và công sức xây dựng lại ngôi nhà anh em Tây Sơn ngay trên nền đất cũ, làm nơi thờ tự ông bà Hồ Phi Phúc. Ngôi từ đường này bị nhà Nguyễn phá hủy, nhưng tuyên truyền rằng ngay trên nền nhà đó dân làng đã dựng lên một ngôi đình, gọi là đình Kiên Mỹ. Đình đã bị phá hủy trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, đến nay ký ức dân gian vẫn còn nhớ rõ về cấu trúc và quy mô của ngôi đình xưa. Đình Kiên Mỹ quay mặt về hướng Nam, ngoài cùng là cổng xây bằng đá ong và vôi vữa, tiếp theo là bình phong, hai bên có hai cột trụ, nhà chính là tiền đường và hậu tẩm, khung gỗ lợp theo lối lá mái. Đình Kiên Mỹ nổi tiếng khắp vùng với những cột đình to người ôm không xuể, cũng như chợ Đình (thôn Vạn Tường xã Bình Hòa) nổi tiếng về những con hạc cao sơn son thiếp vàng rất đẹp. Nhân dân địa phương có câu: Hạc chợ Đình, cột đình Kiên Mỹ hay: Không hạc nào cao bằng hạc chợ Đình Không cột đình nào to bằng cột đình Kiên Mỹ Đình Kiên Mỹ được lập ra là bí mật thờ “Ba ngài Tây Sơn”. Hàng năm, vào ngày 5 tháng 11 âm lịch, tức vào dịp lễ thường tân (tết cơm mới), dân làng cúng giỗ “Ba ngài Tây Sơn” nhưng thường chỉ cúng hương hoa và chỉ “mật cáo” chứ không có văn tế. Lời “mật cáo” được bí mật truyền miệng từ đời người phụng tế này đến người phụng tế khác. Số ruộng trước đây gia đình Tây Sơn khai hoang ở Kiên Mỹ bị nhà Nguyễn tịch thu sung làm công điền. Nhân dân đã quy ước với nhau hàng năm đem số ruộng đất này đấu giá để lấy tiền chi phí cho việc thờ cúng ở đình. Tuy nhiên, để che mắt vua quan nhà Nguyễn, dân làng đã khai thành hoàng và xin sắc nhà Nguyễn, danh nghĩa là thờ ở đình nhưng trên thực tế là thờ ở miếu Vĩnh An (xóm Chợ hay xóm Hưng Trung) và hàng năm tổ chức cúng tế linh đình vào tháng ba. Đình Kiên Mỹ trước sau vẫn chỉ là nơi thờ ba anh em Tây Sơn. Năm 1947 sau khi có chủ trương tiêu khổ kháng chiến đình Kiên Mỹ bị phá dân làng lập một miếu nhỏ để tiếp tục thờ cúng “Ba ngài Tây Sơn”. Đến năm 1958 nhân dân Bình Khê đã đóng góp công của xây dựng lại ngôi miếu khang trang hơn lấy tên là Điện Tây Sơn. Công việc đến năm 1960 thì hoàn thành. Điện Tây Sơn tuy nhỏ nhưng trang nghiêm. Trước sân rộng vốn là nền Kiên Mỹ cũ có tam quan, tiếp đó là nhà bia ghi công lao của Quang Trung - Nguyễn Huệ viết bằng chữ quốc ngữ. Chính điện gồm ba gian, gian giữa thờ Quang Trung - Nguyễn Huệ, có bức tranh ông cưỡi ngựa đặt trong khung !!!g kính, gian bên trái thờ Nguyễn Nhạc, gian bên phải thờ Nguyễn Lữ. Hai đầu hồi là ban thờ các tướng Tây Sơn phụ theo. Cái làm nên giá trị của Điện Tây Sơn không phải là kiến trúc mà là những ý nghĩa lịch sử to lớn của nó. Đây là nền nhà cũ của ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đông, nơi ba anh em đã cất tiếng khóc chào đời, đã cùng đi qua tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành rồi phất phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của nông dân và dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII. Trải qua bao biến cố tấm lòng của người dân Kiên Mỹ với Tây Sơn, dù là phải “bí mật”. Đình phá thì xây miếu, miếu đổ lại dựng điện…Hiện nay trong khu vườn củ của gia đình anh em Tây Sơn, may thay, vẫn còn lại hai di tích cực kỳ qúy giá, là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có thời Hồ Phi Phúc. Hai cây me cổ thụ bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che lợp cả một bóng vườn. Trong đó co cây me ở bên trái điện nhiều tuổi hơn, gốc cây có chi vi tới 3,5m. Cùng bến Trường Trầu, cây me đã đi vào ký ức dân gian địa phương trong một câu ca trữ tình đượm màu lịch sử. Giếng nước ở bên phải điện Tây Sơn, đường kính 0,9m, trước đây xây bằng đá ong và không sâu như bây giờ. Sau này dân làng vét sâu thêm và xây thành giếng cao hơn mặt đất 0,8m để làm giếng chung cho cả làng. Cạnh điện Tây Sơn hiện nay là nhà bảo tàng Quang Trung khang trang đã được xây dựng. Những người có trách nhiệm đã cân nhắc kỹ khi chọn địa điểm thôn Kiên Mỹ để xây dựng nhà bảo tàng này. Cây me hơn hai trăm tuổi mà sức sống vẫn tràn trề. Thủa ông Hồ Phi Phúc xới đất trồng cây nào có ngờ rằng cây me ấy đã đi vào lịch sử. Giếng nước vẫn mái mát trong, vẫn như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành môi lớn tâm hồn và ý chí các anh em Tây Sơn.
Cây me cổ thụ
Hơn 200 tuổi, tương truyền do thân sinh ba anh em Tây Sơn trồng, nằm ở bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che rợp cả một góc vườn, gốc cây có chu vi tới 3,5m, cây me đã đi vào ký ức dân gian trong một câu ca quen thuộc, trữ tình, đượm màu lịch sử:
“ Cây Me cũ, bến Trầu xưa
Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm”
Giếng nước
Ở bên phải điện Tây Sơn, tương truyền có từ thời thân sinh ba anh em Tây Sơn, được xây bằng đá ong, đường kính 0,9m, thành giếng cao 0,8m. Đến nay giếng nước xưa vẫn mát trong như ngày nào chắt chiu từng giọt nước ngọt lành nuôi lớn tâm hồn và ý chí anh em Tây Sơn.

Hiện nay, di tích Điện thờ Tây Sơn, Cây me, Giếng nước được gìn giữ trang trọng, tôn kính, trong khuôn viên của khu Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng vào năm 1978 có quy mô đồ sộ, hoành tráng, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các kỷ vật liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 - 1789).
Về thăm Bảo tàng Quang Trung, được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà đã từng sinh ra, nuôi dưỡng ba anh em Tây Sơn trưởng thành, tận mắt ngắm nhìn những di vật, chiến tích hào hùng, lừng lẫy của phong trào nông dân Việt Nam khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII, vào Điện thờ đốt nén hương thơm tưởng nhớ công tích to lớn, kiệt xuất của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; đứng dưới gốc Cây me, uống dòng nước mát ngọt của Giếng nước xưa du khách như được sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất giữ gìn quê hương đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về lịch sử phong trào Tây Sơn như võ thuật Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc... đưa khách ngược dòng lịch sử về với những chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII


CHÙA THẬP THÁP




Chùa Thập Tháp Di Đà nằm cách TP Quy Nhơn khoảng 28km, được hòa thượng Nguyên Thiều dựng vào năm 1683, trên gò đất có mười ngôi tháp Chàm. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần vào các năm 1820, 1849, 1877 và 1924. Đến nay chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, cổ kính. Nằm khuất trong vườn cây cổ thụ sum suê cành lá và quanh năm đắm chìm trong mầu xanh của ao đầm, của cây cỏ, chùa Thập Tháp từ lâu đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Định, thu hút nhiều khách thập phương về hành hương, cúng tế, lễ bái hoặc tham quan, khảo cứu vì đây là ngôi cổ tự xưa nhất ở miền trung.
Chùa nằm phía bắc thành cổ Đồ Bàn, kinh đô của nước Chiêm Thành ngày xưa, gần Quốc lộ I và cách thành phố Quy Nhơn độ 28km. Thời xa xưa, trên gò đất cao ấy có đến mười ngôi tháp Chàm cổ kính nằm án ngữ mặt bắc Đồ Bàn cho nên người ta mới gọi là gò Thập Tháp. Kể từ khi vào trấn đất Thuận Hóa và mở mang bờ cõi xa dần về phía nam, ngoài việc chăm lo về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa trong hơn hai trăm năm, các chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật cho xây dựng nhiều chùa chiền, đúc nhiều chuông, nhiều tượng Phật.
Bấy giờ có Tế Viên Hòa thượng, Giác Phong lão tổ đều là người Trung Hoa tham gia truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Năm Ất Tỵ (1665) đời chúa Nguyễn Phước Tần, có vị thiền sư người Trung Hoa đến Việt Nam, ở lại đất Quy Ninh (Bình Định ngày nay) để tìm đất cất chùa. Ông cho phá hủy mười ngôi tháp Chàm đã bị sụp đổ để lấy gạch xây dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Thập Tháp.
Chùa được xây dựng vào năm Quý Hợi (1683) niên hiệu Chánh Hòa nhà Lê và vị thiền sư có công xây dựng chùa chính là hòa thượng họ Tạ, húy là Nguyên Thiều, quê quán ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông tu về Thiền Tông thuộc phái Lâm Tế. Năm Tân Mùi (1691) nhà Lê, chùa được vua Lê Hiển Tông ban cho biển ngạch đề "Thập Tháp Di Đà tự". Sau khi xây dựng chùa Thập Tháp Di Đà, hòa thượng Nguyên Thiều mở trường truyền đạo. Được ít lâu, ông giao cho đệ tử trông coi rồi ra Thuận Hóa lập chùa Phổ Thành ở Hà Trung, vào Gia Định lập chùa Giác Duyên, sau đó trở ra Thuận Hóa lập thêm chùa Quốc Ân.
Dưới đời chúa Nguyễn Phước Trăn (1687-1691) ngài phụng mệnh nhà chúa trở về Trung Hoa tìm mời thêm các danh tăng và cung thỉnh pháp tượng, pháp khí đem về miền trung Việt Nam. Chùa Thập Tháp Di Đà xây bằng gạch Chàm, lợp ngói âm dương, bốn vày, ba gian, hai chái, kiến trúc theo hình chữ khẩu, có hai lớp tường bao bọc chung quanh. Những khu vực chính của chùa gồm có khu chính điện, khu phương trượng, khu tây đường và đông đường, có dãy hành lang rộng lớn nối liền, bao bọc một sân rộng, có lát gạch vuông, bày đủ các thứ cây cảnh. ở khu chính diện, kết cấu chủ yếu là gỗ quý được chạm trổ rất tinh xảo, công phu với những họa tiết hoa cuộn, hoa sen, rồng, phượng cách điệu. Đầu tám hàng trụ cột và đầu kèo được chạm, trang trí cổ tự. Ngoài những công trình chính, bên cạnh chùa còn có 24 bảo tháp lớn nhỏ mang hình thái kiến trúc nhiều thời khác nhau. Trước chùa còn có ao sen rộng, xây bằng đá ong xưa.
Trong chùa có ba tạng kinh, giấy khổ rộng, chữ to bằng ngón tay út. Bộ kinh hết sức cổ, có lẽ do sư tổ Nguyên Thiều đã thỉnh từ Trung Hoa sang vào lúc phụng mệnh chúa Nguyễn về nước vào cuối thế kỷ 17. Ngoài ra, chùa còn có hai tượng Hộ Pháp và 36 tượng La Hán bằng gỗ chạm khắc tinh vi. 36 tượng La Hán, mỗi vị cao nửa mét, thờ hai bên án cạnh bàn thờ Phật, mỗi bên 18 vị, mỗi vị có khuôn mặt và dáng điệu khác nhau. Còn hai tượng Hộ Pháp đặt ở hai bên cửa bước vào cao đến hai mét. Tại chùa còn có quả chuông đường kính 70cm, nặng 500kg, đúc từ năm 1893.
Trong tất cả chùa chiền ở miền trung được xây cất từ thời các chúa Nguyễn, thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế và được xem như là chùa tổ. Nhưng về sau, ngài Nguyên Thiều ra trụ trì ở Thuận Hóa và tịch ở đó cho nên đệ tử mới lấy chùa Quốc Ân làm chùa tổ thay cho chùa Thập Tháp Di Đà. Còn ngài Nguyên Thiều sau khi tịch (1729) được chúa Nguyễn Phước Chu ban thụy hiệu là "Hạnh Đoan Thiền Sư" và có bài minh khắc vào bia đá ca ngợi đạo đức của hòa thượng.
Qua nhiều lần trùng tu, tái tạo, cái cũ và cái mới đan xen, nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm cổ kính. Chùa được trùng tu cả thảy bốn lần. Lần trùng tu đầu tiên vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820), lần thứ hai vào năm Kỷ Tỵ (1849) dưới thời chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, lần thứ ba vào năm Bính Tuất (1877) dưới thời vua Tự Đức và lần thứ tư vào năm Giáp Tý (1924) dưới triều vua Khải Định. Năm 1924, hòa thượng Phước Huệ là tổ thứ 40 phái Lâm Tế và là tổ thứ 13 của phái Nguyên Thiều đứng ra xây dựng, mở rộng chùa và dựng thêm cổng Tam quan như ngày nay



BÃI TẮM HOÀNG HẬU



Nằm trong khu Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía đông nam.Đây là bãi tắm được đánh giá là đẹp nhất ở tỉnh Bình Định.



Tương truyền rằng, trong những lần theo vua Bảo Đại đi kinh lý các tỉnh miền Trung, Nam Phương Hoàng Hậu đã chọn nơi đây làm bãi tắm cho riêng mình. Và bãi tắm Hoàng Hậu có tên gọi bắt nguồn từ đây.

Không bút nào tả được cảm giác tuyệt vời khi bạn giẫm bàn chân trần lên những viên đá tròn, nhẵn như trứng chim khổng lồ, nằm xếp lên nhau trên bãi biển. Hai bên ghềnh đá nhô cao như những chàng vệ sĩ hứng tấm lưng trần chắn những đợt sóng lớn liên tục xô vào bờ, tung lên cao những đám bọt trắng xóa như pháo thăng thiên. Đến đây bạn sẽ được đắm mình trong không gian yên tĩnh, hài hoà của gió núi và sóng biển. Bãi tắm Hoàng Hậu - món quà của thiên nhiên ưu đãi cho con người nơi đây.
Gò cây ké

Cùng chung khu vực phân bố và có thể cùng thời đỏ lửa với các trung tâm sản xuất gốm cổ Champa Bình Định như Gò Sành, Gò Hời… Nhưng, qua dấu vết để lại và rất nhiều cổ vật tìm thấy có thể cho ta đoán định: Gò Cây Ké là một trung tâm sản xuất gốm cổ Champa phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và còn tiềm ẩn.

Khu vực di tích trước kia là một gò đồi thấp có rất nhiều cây ké (một loại danh mộc), ngày nay là khu thổ cư của nhân dân thôn Nhơn Thuận, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn. Gò Ké nằm giữa cánh đồng Bình An Đông có diện tích khoảng 6.000 m2. Bàu Dài chia cắt 2 trung tâm sản xuất gốm cổ Champa Gò Cây Ké và Gò Hời, cách nhau khoảng 300m theo trục Đông - Tây.



Trải qua bao đời, nhân dân địa phương xây dựng nhà cửa chồng lên di tích. Tuy nhiên vết tích trung tâm sản xuất gốm còn để lại rất rõ nét và đậm đặc với những đống xỉ sắt lớn, nhiều dấu vết lò nung, mảnh gốm ken dày mặt đất. Đặc biệt con mương thủy lợi chạy dài rìa nam khu gò cho ta mặt cắt tầng phế thải ở đây khá dày từ 0,4m - 0,6m chồng chất mảnh vỡ bao nung, sản phẩm. Xen lẫn trong khu dân cư hiện nay còn thấy dấu vết 4 lò nung gốm. Quá trình canh tác, đào lấy đất, đào móng nhà... người ta đã gặp nhiều tường lò đắp bằng đất nung.



Những đợt khai quật các lò gốm Chăm trước đây ở Gò Sành, Gò Hời chỉ tìm được một vài hiện vật còn nguyên. Ở Gò Cây Ké, mặc dù chưa được khai quật hoặc đào thám sát nhưng hiện vật còn nguyên ở đây được nhân dân địa phương tìm thấy khá nhiều và loại hình rất đa dạng: bình, hũ, cốc, chén, đĩa, gốm kiến trúc, gốm trang trí, các loại tượng… Hầu hết những hiện vật còn nguyên được phát hiện ở bờ con mương thủy lợi do quá trình nước chảy làm xuất lộ.



Ở Gò Hời, kỹ thuật nung chủ yếu sử dụng con kê thì Gò Cây Ké người thợ nung lại sử dụng phổ biến kỹ thuật ve lòng chồng xếp sản phẩm khi đưa vào lò nung. Kỹ thuật sử dụng bao thơi cũng được sử dụng cho các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, về kỹ thuật chế tác và tạo hoa văn, trung tâm sản xuất gốm Gò Cây Ké và Gò Hời có nhiều nét tương đồng. Màu men khá phong phú như vàng chanh, vàng nhạt, nâu nhạt, nâu sẫm, đen bóng, đen nhạt… Nhưng màu men chủ yếu của Gò Cây Ké là màu xám nhạt. Men dày, bóng, gốm nung ở nhiệt độ cao nên men bám chắc vào xương gốm.



Sự có mặt của trung tâm sản xuất gốm Gò Cây Ké đã tạo cho gốm cổ Champa Bình Định đa dạng về loại hình, độc đáo về sản phẩm và phát triển ở một trình độ cao, sánh vai cùng các dòng gốm mậu dịch trong khu vực lúc bấy giờ. Chắc chắn Gò Cây Ké còn rất nhiều điều lý thú, bất ngờ đang chờ đợi các nhà khảo cổ học.

Thành Chánh Mẫn
Lời giới thiệu

Chánh Mẫn là một thôn trong 9 thôn của xã Cát Nhơn. Cò Đen tui đã sưu tầm được một tài liệu nói về "Thành Chánh Mẫn" thời Tây Sơn (1789 - 1802).

Tên gọi thành Chánh Mẫn là do các nhà nghiên cứu sau này đặt vì thành ở thôn Chánh Mẫn bây giờ. Từ thị trấn Ngô Mây (Phù Cát) theo tỉnh lộ 635 đi khoảng 10 km rồi sẽ hướng Nam khoảng 3 km là tới thôn Chánh Mẫn. Di tích thành Chánh Mẫn thuộc khu vực đội 2 của thôn Chánh Mẫn.

Trong các sách vở cũ, gần như chỉ duy nhất sách Đại Nam nhất thống chí có nhắc đến thành này trong đoạn chép về núi Mộ Ô: "Núi Mộ Ô ở phía Đông huyện, đỉnh núi có hai mũi nhọn như hình giá bút. Phía Đông có núi Tượng Bì; phía Đông Nam có núi Tiểu Đại (có tên nữa là núi Cô Sơn); phía Đông Bắc có thành Tây Sơn, dài ước 3,4 trượng, trong thành có hồ, rộng hơn 2 trượng, trong có một hồ đá, nhô đầu ra ngoài mặt nước chừng một thước, tương truyền do người Chiêm Thành dựng; phía Nam có gò đất, lại có sông Cảnh Hãn; phía Tây Nam có 2 tháp Con Gái và tháp Học Trò, nay đều đổ nát".

Như vậy, theo ghi chép trên thì thành Chánh Mẫn nằm dựa vào núi Tượng Bì (mặt Nam) và núi Tiểu Đại hay núi Cô Sơn (mặt Tây). Trước khi phát hiện ra thành Chánh Mẫn, chỉ bằng những chỉ dẫn ngắn gọn của sách Đại Nam nhất thống chí như trên, các nhà nghiên cứu đã phải vất vả mới tìm thấy được di tích thành này. Núi Mộ Ô thì đã rõ, chính là núi Mò O nằm ở địa phận hai xã Nhơn Phong và Nhơn Thành (huyện An Nhơn). Còn núi Tượng Bì chính là núi Choi Voi - theo cách gọi dân gian - vì nó hình thù giống con voi nằm, là một núi đất, cao 78m và núi Tiểu Đại hay núi Cô Sơn chính là núi Mù Cu hay Mồ Côi, là một hòn núi thấp, nhỏ, đứng độc lập.

Thành Chánh Mẫn thực chất chỉ là một bờ thành dài 250m được đắp bằng đất có kè đá. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy chân thành rộng từ 6m đến 8,5m, mặt thành rộng trung bình 2,2m, chiều cao trung bình 1,5m. Thành chạy theo hướng từ Tây sang Đông, bắt đầu từ rìa núi Đất (núi Tiểu Đại hay Cô Sơn) nối liền với gò Trống Cán…

Như vậy, lợi dụng núi Đất (mặt Tây) núi Choi Voi (mặt Nam), quân Tây Sơn đã cho đắp một đường thành ở phía Bắc gần như nối hai núi này. Thành Chánh Mẫn, vì thế có hình gần giống một tam giác mà đáy là đường thành đắp còn hai cạnh kia là núi Đất và núi Choi Voi.

Toàn bộ khu vực trong thành từ lâu đã biến thành ruộng lúa, dân gian thường gọi là đồng Thành Trong. Tổng diện tích đồng Thành Trong đo được là 22.77m2, Trong đó có 18.920m2 là ruộng cấy, còn 3.860m2 ở giữa khu vực thành rất cao không cấy lúa được.

Sát chân thành (ngoài) về phía Bắc là dãy ruộng trũng gọi là ruộng Dãy Chùa, chạy thành bờ dọc như một đường hào, tổng diện tích là 4.020m2, phía trên ruộng Dãy Chùa là Gò Đồng, nay gọi là khu Lò Gạch, diện tích khoảng 21.550m2. Năm 1989, khi san ủi khu vực này để lấy đất trồng bạc hà, người ta phát hiện ra rất nhiều gạch tháp và đá ong nằm ở độ sâu cách mặt đất khoảng 0,4m bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Đặc biệt là dấu tích móng nhà được phân từng khu có kích thước mỗi khu 10m x 15m xây bằng gạch tháp dựng theo chiều ngang. Gạch tháp này có lẽ lấy từ các phế tích tháp Chàm và dấu tích nền móng kia rất có thể là nền móng các trại lính của quân Tây Sơn. Giữa Gò Đồng có một cột đá xanh hình vuông có lỗ để cắm cờ.

Ở đầu phía Đông bờ thành, dưới gò Trống Cán qua một mương nước là Ao Vuông. Như tên gọi, ao có hình vuông mỗi cạnh dài hơn 70m, diện tích chính xác đo được 4.910m2. Ao vuông vốn trồng sen, tương truyền do vua Chiêm Thành làm ra. Ao vuông đã bị san lấp từ năm 1986. Giữa ao có trụ đá, đúng như ghi chép của sách Đại Nam nhất thống chí, gọi là trụ cờ. Khi lập ao người ta cố đào hòn đá lên nhưng không được, bèn đập mỗi người lấy một mảnh về làm đá mài, gốc của trụ đá này vẫn ở độ sâu 3m dưới mặt ruộng. Dấu tích đá ong xây ao nay vẫn còn, nhất là cạnh phía Bắc và cạnh phía Đông. Có ít nhất 10 lớp đá ong xây từ đáy đến mặt ao, kích cỡ rất phong phú.

Dưới Ao Vuông là Bàu Dài. Bàu Dài chạy sát chân núi Choi Voi qua khu vực Ao Vuông, đổ ra sông Ông Sư. Sông Ông Sư là một nhánh của sông Kôn chảy từ Đập Đá xuống qua núi Mò O (ở phía Nam và phía Đông), rồi chảy qua phía Đông Bắc núi Mò O sang Chánh Mẫn, chảy qua Chánh Mẫn, Đại Hữu, Đại Lợi, Đại Hào đổ vào sông Đại. Sông Đại đổ vào khu vực xã Cát Tiến và đổ ra đầm Biển Cạn.